Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Mắc tiểu nhưng không tiểu được là bị gì ?

Câu hỏi:
  Buồn tiểu nhưng không đi được là bị bệnh gì thưa bác sĩ? Khoảng 1 tuần trở lại đây tôi có cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu ra rất ít, thậm chí đứng rất lâu nhưng không tiểu được. Tình trạng của tôi như vậy có sao không bác sĩ! Mong sớm nhận được sự tư vấn!
                                                                                                            (Huy – 36 tuổi. Tân Bình).
Tư vấn sức khỏe:
  Bạn Huy thân mến! Buồn tiểu nhưng không đi được là hiện tượng có thể xảy ra ở cả nam và nữ, đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bác sĩ chuyên khoa đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
  

BUỒN TIỂU NHƯNG KHÔNG ĐI ĐƯỢC LÀ BỊ BỆNH GÌ?

  Đi tiểu là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đạt mức cần thiết sẽ gây ra một phản xạ thần kinh, khi đó nước tiểu sẽ được tống ra ngoài theo sự điều khiển của con người. Hiện tượng buồn tiểu nhưng không tiểu được hay còn gọi là tiểu khó, là dấu hiệu bất thường, cảnh báo người bệnh đang có nguy cơ đối mặt với những bệnh lý như:
    1. Viêm tuyến tiền liệt ở nam
  Viêm tuyến tiền liệt không chỉ gây ra tình trạng tiểu khó mà người bệnh còn có thể gặp phải các hiện tượng như tiểu buốt, tiểu ra máu, sốt, đau lưng, đau bụng, đau khi quan hệ-xuất tinh … Bệnh lý này thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Buồn tiểu nhưng tiểu không được là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

                     Buồn tiểu nhưng tiểu không được là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm  
      2. Viêm niệu đạo:
  Viêm niệu đạo là bệnh lý do sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường niệu đạo và dẫn đến viêm nhiễm. Người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:
  - Ở nam giới: Người bệnh có biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu đục, có mùi khai, quan hệ đau rát, lỗ niệu đạo sưng tấy.
  - Ở nữ giới: Viêm niệu đạo ở nữ giới gây ra hiện tượng khí hư tiết nhiều , có màu xanh hoặc trắng đục, cảm giác đau bụng dưới, niệu đạo sưng tấy, cơ thể mệt mỏi.
  3. Nhiễm trùng đường tiểu
  Nhiễm trùng đường tiểu gây ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến người bệnh buồn tiểu nhiều lần nhưng lại không đi hết được, lượng nước tiểu mỗi lần ra rất ít, còn sót lại trong bàng quang và gây ra hiện tượng buồn tiểu liên tục.
  4. Bệnh xã hội
  Buồn tiểu nhưng không đi được cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em mắc phải một số bệnh xã hội như bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục,…. Các bệnh lý này khiến đường tiết niệu bị tổn thương, từ đó dẫn đến hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được, tiểu buốt, tiểu đau, nước tiểu có lẫn máu và mủ ...
  Chú ý: Buồn tiểu nhưng không đi được gây ra cảm giác khó chịu, đau rát bàng quang, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tiểu không được diễn ra trong thời gian dài có thể làm ứ đọng nước tiểu, tăng nguy cơ gây viêm nhiễm bàng quang, gây viêm ngược dòng, viêm thận và làm ảnh hưởng lớn đến chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
Có thể bạn quan tâm:

CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ BUỒN TIỂU NHƯNG KHÔNG ĐI ĐƯỢC?

  Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo khi bị bí tiểu trước hết người bệnh cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt, nhằm xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
    ✈ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách bằng dung dịch phù hợp.
  ✈ Mặc quần lót sạch sẽ, thoáng mát, nên thay quần lót thường xuyên để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.  
    ✈ Uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt ….
  ✈ Có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục – thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe, phòng chống nguy cơ mắc bệnh.
  ✈ Tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không ngưng dùng thuốc sau khi triệu chứng bệnh đã giảm để tránh nhờn thuốc.
Thăm khám và điều trị tiểu không được theo chỉ định của bác sĩ

Thăm khám và điều trị tiểu không được theo chỉ định của bác sĩ
  Với những thông tin trong bài viết trên hy vọng người bệnh đã có thêm những kiến thức về tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được. Mọi vấn đề băn khoăn, thắc mắc cần được tư vấn các bạn có thể liên hệ về Phòng khám Đa khoa Thế Giới theo Hotline 028 3853 8888 hoặc nhấp vào bảng chát bên dưới để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tác hại gì ?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có tác hại gì ? Tinh hoàn là một cơ quan cực kỳ quan trọng ở nam giới. Khả năng sinh sản của nam giới được duy t...